Sau khi học xong, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933, sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
- Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: quan sát tranh, ảnh, lược đồ; khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu để tìm hiểu về châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: biết khai thác tranh, ảnh, tư liệu, kết hợp đọc thông tin trong SGK để trình bày được những nét chính về phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933, sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
- Vận dụng: Vận dụng 1 số kiến thức kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn hoặc thuyết trình giới thiệu về Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế và giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh; giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.
- Trách nhiệm: Có ý thức, trách nhiệm trong việc đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
- Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 để mở rộng nhận thức và nâng cao nhận thức. Cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác; giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người.